Bước tới nội dung

Truyền thuyết Muhlenberg

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Frederick Muhlenberg, Chủ tịch đầu tiên của Hạ viện Hoa Kỳ đã không bỏ phiếu quyết định vào năm 1794, 1776, hay bất kỳ năm nào khác, nhằm ngăn cản tiếng Đức trở thành ngôn ngữ chính thức của nước Mỹ.

Truyền thuyết Muhlenbergtruyền thuyết đô thịMỹĐức. Theo truyền thuyết này thì lá phiếu duy nhất của Frederick Muhlenberg, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ đầu tiên, đã ngăn cản tiếng Đức trở thành ngôn ngữ chính thức của nước Mỹ. Câu chuyện có một lịch sử lâu dài và được kể lại theo nhiều biến thể, có thể một phần dựa trên các sự kiện có thật.

Tuy vậy, Mỹ không có ngôn ngữ chính thức theo luật định; tiếng Anh được sử dụng trên cơ sở thực tế vì nó là ngôn ngữ chính của đất nước này. Đôi khi, nhiều tiểu bang đã thông qua luật ngôn ngữ chính thức của riêng họ.[1]

Lịch sử và cơ sở

[sửa | sửa mã nguồn]
Franz Löher, có cuốn sách tiếng Đức năm 1847 bao gồm phiên bản đầu tiên của câu chuyện này

Câu chuyện tồn tại một số phiên bản. Truyền thuyết này có thể bắt nguồn từ cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Hoa Kỳ vào năm 1794 sau khi một nhóm người Đức nhập cư yêu cầu dịch một số luật lệ sang tiếng Đức. Hạ viện bèn đem bản kiến ​​nghị này ra tranh luận nhưng không mấy ai thực hiện. Một cuộc bỏ phiếu hoãn lại và tái xem xét về sau đã vấp phải thất bại với tỷ lệ phiếu bầu là 42-41.[1][2] Muhlenberg, người gốc Đức và không bỏ phiếu trong cuộc điểm danh, sau đó được trích dẫn là đã nói rằng "người Đức trở thành người Mỹ càng nhanh thì càng tốt".[2][3]

Những tài liệu khác ghi nhận Franz von Löher mới chính là kẻ khởi tạo nguồn gốc của truyền thuyết này. Löher vốn là một du khách người Đức đặt chân đến nước Mỹ rồi cho xuất bản cuốn sách nhan đề Geschichte und Zustände der Deutschen in Amerika (Lịch sử và tình trạng của người Đức ở Mỹ) vào năm 1847.[4] Löher dường như chỉ đặt lá phiếu quan trọng ở Pennsylvania để biến tiếng Đức trở thành ngôn ngữ chính thức của bang đó, chứ không phải toàn bộ Hoa Kỳ. (Philadelphia là thành phố đặt trụ sở của Quốc hội Hoa Kỳ, nhưng nó cũng là thủ phủ của Pennsylvania. Để làm vấn đề thêm phần rối rắm, Muhlenburg từng là Chủ tịch Hạ viện Pennsylvania trước khi ông đảm nhận chức danh đó trong Quốc hội Hoa Kỳ). Theo Löher, tỷ lệ phiếu bầu kỳ này là hòa mà Muhlenberg đã gây trở ngại cho tiếng Anh.[5]

Một phiên bản khác của truyền thuyết này đặt cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Lục địa vào năm 1774, xuất hiện trong Ripley's Believe It or Not! ngay từ năm 1930.[6][7] Ripley cũng đưa truyền thuyết này vào một cuốn sách viết năm 1982. Phiên bản của Ripley cho rằng câu chuyện có liên quan đến một bức thư được cho là của Heinrich Melchior Muhlenberg xuất bản ở Halle vào năm 1887.[8]

Truyền thuyết có cả một lịch sử lâu dài và dẫn đến một số bài phân tích và bài báo được xuất bản từ cuối thập niên 1920 đến đầu thập niên 1950 giải thích rằng câu chuyện này là sai.[9][10][11][12] Câu chuyện này được mệnh danh là "Truyền thuyết Muhlenberg" vào cuối thập niên 1940.[13] Tuy vậy, truyền thuyết vẫn cứ tồn tại như vậy.[14][15][16]

Ví dụ, vào năm 1987, một lá thư của một cựu quan chức bầu cử Missouri đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bỏ phiếu trong chuyên mục Ann Landers. Ông đưa vào danh sách các sự kiện được cho là quyết định bằng một phiếu bầu từ sổ tay bầu cử địa phương của mình, một trong số đó là tuyên bố rằng "vào năm 1776, một phiếu bầu đã mang lại tiếng Anh cho nước Mỹ thay vì tiếng Đức". (Trên thực tế, các phiên bản của danh sách đầy lỗi này đã có từ lâu rồi trước khi đề cập đến Ann Landers năm 1987.)[17] Điều đó dẫn đến một đợt tin tức khác một lần nữa chỉ ra rằng đó là một huyền thoại.[18][19] Không biết đến những sửa đổi kiểu đó, Ann Landers đã cho đăng lại bản danh sách tương tự vào tháng 11 năm 1996.[20] Hàng loạt câu trả lời sửng sốt đã khiến Landers làm sáng tỏ vấn đề này trong một chuyên mục tiếp theo. Theo lời của một người viết thư đã cầu xin Landers "dẹp bỏ câu chuyện hư cấu đó đi bất cứ nơi nào mà bạn bắt gặp nó", huyền thoại này đột nhiên thu hút được sự chú ý vào thập niên 1930 nhờ công việc của các nhà tuyên truyền Đức Quốc xã.[21]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b The German Vote, Snopes.com, 9 tháng 7 năm 2007
  2. ^ a b Sick, Bastian (19 tháng 5 năm 2004). “German as the official language of the USA?”. Spiegel Online (bằng tiếng Anh).
  3. ^ Heath, Shirley Brice; Mandabach, Frederick (1983). “Language Status Decisions and the Law in the United States”. Trong Cobarrubias, Juan; Fishman, Joshua A. (biên tập). Progress in Language Planning. tr. 94. ISBN 9789027933584.
  4. ^ Löher, Franz (1855). Geschichte und Zustände der Deutschen in Amerika [History and conditions of the Germans in America] (bằng tiếng Đức) (ấn bản thứ 2). Göttingen: Georg H. Wigand. tr. 198 – qua Internet Archive.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  5. ^ Mencken, Henry L. (1945). The American Language: Supplement One. tr. 138–139. ISBN 9780394400761.
  6. ^ Zagofsky, Al (5 tháng 2 năm 2011). “Was German almost the official language of the U.S.?”. Times-News. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ “Believe It or Not: A Refutation of Mr. Ripley's Very Absurd Fabrication Concerning the Continental Congress”. Carnegie Magazine. 1930.
  8. ^ Ripley Entertainment, Inc (1982). Ripley's believe it or not! book of chance. ISBN 9780698111974.
  9. ^ Werner, W. L. (18 tháng 2 năm 1943). “A German Language Rumor Traced Down”. The Milwaukee Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2023.
  10. ^ Feer, Robert A. (tháng 10 năm 1952). “Official Use of the German Language in Pennsylvania”. The Pennsylvania Magazine of History and Biography. 76 (4). JSTOR 20088405.
  11. ^ Arndt, Karl J. R. (Summer 1976). “German as the Official Language of the United States of America?”. Monatshefte. 68 (2): 129–150. Arndt's article attempts to trace pre-Loher accounts, which may have helped foster the legend, including an 1813 article by Justus Christian Henry Helmuth; at n. 21, Arndt lists seven accounts published between 1927 and 1952 debunking the myth, starting with the second edition of Albert Bernhardt Faust's The German Element in the United States, at Vol. II, pp. 652–656 (1927).
  12. ^ Lohr, Otto (1931). “Deutsch als 'Landessprache' der Vereinigten Staaten?” [German as the 'national language' of the United States?]. Mitteilungen der Akademie zur wissenschaftlichen Erforschung und zur Pflege des Deutschtums (bằng tiếng Đức). 4: 283–290.
  13. ^ Wood, Ralph C. The Second Period of the German Society of Pennsylvania and the Muhlenberg Legend, publication?, cited in The German American Review, 1949
  14. ^ Zepezauer, Frank S. (8 August 1981). "When German almost became our language" Lưu trữ 2023-02-16 tại Wayback Machine, Milwaukee Journal
  15. ^ “Urban Legend: German almost the official language in US”. www.watzmann.net. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  16. ^ Adams, Willi Paul et al. Indiana University-Purdue: "German or English?" Lưu trữ 2010-06-24 tại Wayback Machine, in The German-Americans: An Ethnic Experience (1993)
  17. ^ “The Sumter Daily Item - Google News Archive Search”. news.google.com. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  18. ^ “Do You Speak American . Sea to Shining Sea . Official American . English Only | PBS”. www.pbs.org. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  19. ^ “Kentucky New Era - Google News Archive Search”. news.google.com. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  20. ^ “Ocala Star-Banner - Google News Archive Search”. news.google.com. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  21. ^ (December 30, 1996). "Here's A Good Book That Will Grab You" Lưu trữ 2015-10-03 tại Wayback Machine, Chicago Tribune

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]